Đăng lúc 2021-11-10 14:11:49
Đầu tư không phải là trò chơi của cảm xúc, thời gian tham gia vào hoạt động này không phải là thước đo một ai đó có phải là nhà đầu tư lão luyện hay không. Chính cách thức đầu tư, cách điều khiển để tiền đẻ ra tiền mới quyết định bạn là nhà đầu tư đích thực hay chỉ là “cờ bạc” tay ngang.
Cuốn sách “Dạy con làm giàu” của Robert T. Kiyosaki, trong đó có đoạn người cha giàu nói với con trai rằng:” Con không thể dạy cho ai đó trở thành một nhà đầu tư lão luyện. Nhưng một người nào đó có thể học hỏi để trở thành nhà đầu tư đích thực”.
Hãy cùng Trợ Lý Tài Chính tìm hiểu 7 cấp độ tài chính dưới đây là của Robert T. Kiyosaki phát triển từ 6 cấp độ của người bạn John Burley – Một trong những người sáng suốt nhất trong giới đầu tư bất động sản trên thế giới.
Cấp 0: Những người không có gì để đầu tư
Những người này không có tiền để đầu tư. Họ thường tiêu hết những gì kiếm được hoặc thậm chí còn tiêu nhiều hơn. Rất nhiều người giàu rơi vào nhóm này, với họ tiền không bao giờ là đủ. Những người này thường không có một kế hoạch tài chính cho riêng mình cho nên việc tiêu xài với họ trở nên không kiểm soát. Điều không may là hầu hết 50 % người lớn đều rơi vào cấp bậc zero này. Bạn thử tìm ai trong số những người thân xung quanh bạn thuộc nhóm này không?
Cấp 1: Người đi vay
Những người này giải quyết vấn đề tài chính của mình bằng cách vay đi vay mượn. Quan điểm về hoạch định tài chính của họ là vay quả quit trả quả cam. Họ có thể có vài tài sản nhưng mức nợ của họ lại quá nhiều, hầu hết những thứ giá trị nào họ làm chủ đều có bóng dáng nợ trong đó. Mua sắm là một cách hoạt động ưa thích với họ. Khi được hỏi về vấn đề của họ, họ đều nói là không kiếm đủ tiền, họ nghĩ tiền bạc sẽ giải quyết mọi khó khăn, nhưng dù họ có kiếm được nhiều tiền hơn nữa , họ lại càng ngập sâu vào nợ.
Họ không chịu nhận ra vấn đề khúc mắc của họ chính là thói quen tiêu tiền, họ thường tranh luận với người thân của họ về tiền bạc, nhất là biện hộ khi họ cần mua thứ này hay thứ nọ. Hạng đầu tư cấp bậc này trông có vẻ giàu có, họ có thể nhà lớn và những chiếc xe đắt tiền. Nhưng nếu có cơ hội kiểm tra, bạn sẽ thấy họ đều mua những thứ đó bằng nợ. Họ có thể kiếm ra rất nhiều tiền, nhưng họ không cách xa mấy sự phá sản nếu có một biến động về thị trường hay một tai nạn nghề nghiệp đến với họ.
Nếu những nhà đầu tư này không tự thay đổi thì tương lai tài chính của họ sẽ rất ảm đạm trừ phi họ cưới được một a đó giàu có và chịu đựng được thói quen tiêu tiền như trước của họ. Bạn có biết ai thuộc cấp độ 1 này không?
Cấp 2: Những người tiết kiệm
Những người này để dành một khoản tiền nhỏ, thường là trên cơ sở định kỳ. Số tiền này có độ rủi ro và lợi nhuận thấp như tài khoản tiết kiệm hay giấy chứng nhận tiền gửi. Những người này thường tiết kiệm để tiêu dùng hơn là để đầu tư ( ví dụ như mua nhà, xe, nghỉ mát,..).
Những người này thường phí phạm thời gian vốn là tài sản quý giá nhất của họ, cố dành dụm từng cắc lẻ. Thay chỉ vì dành từng từng đồng xu, lẽ ra họ nên học cách đầu tư. Nếu họ bỏ 10.000 ddoola vào Quỹ John Templeton vào năm 1954 và quên bẵng nó đi thì đến năm 1994 họ sẽ có 2,4 triệu đôla trong tay.
Tiết kiệm là một thói quen tốt. Bạn nên có một nguồn tiền mặt bằng tổng chi phí sinh hoạt từ 6 tháng đến 1 năm. Thế nhưng sau khi tiết kiệm được khoản đó, hãy nên nhớ có những công cụ đầu tư tốt hơn và an toàn hơn nhiều so với tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bạn không sẵn sàng học cách đầu tư và sống cùng nỗi lo lắng và các rủi ro tài chính thì tiết kiệm là sự lựa chọn khả dĩ hơn đầu tư.
Cấp 3: Những nhà đầu tư khôn ngoan
Nhóm này có ý thức rõ về nhu cầu đầu tư. Nhìn chung, họ là những người thông minh có nền học vấn vững vàng. Tuy nhiên, họ thiếu kiến thức về đầu tư tài chính hoặc không có sự “tinh vi chuyên nghiệp” của giới đầu tư. Họ đều là những người khôn ngoan, được giáo dục và có thu nhập cao. Tuy nhiên, họ tham gia hoạt động đầu tư nhưng có nhiều điểm khác biệt và được chia làm 3 loại:
– Nhóm” không thể bị làm phiền”. Những người này luôn tự thuyết phục bản thân rằng họ không hiểu biết về tiền. Những người này chỉ biết để tiền một chỗ và cho một ít vào quỹ hưu trí hoặc chuyển cho những nhà hoạch định tài chính. Họ gạt tương lai tài chính ra khỏi đầu óc, ngày qua ngày họ làm việc chăm chỉ và tự nhủ rằng” ít nhất thì cũng có quỹ hưu trí”.
– Nhóm của những người đa nghi. Những người này biết hết mọi lý do tại sao một khoản đầu tư sẽ bị thất bại. Họ có vẻ thông minh, lý luận chặt chẽ. Lời nói của họ có trọng lượng với bạn vì vị trí công việc nó đang làm. Những người này lại là những người thường hùa theo đám đông như những con cừu ngoài ngoãn. Họ bàn về những vụ đầu tư lớn nhưng không bao giờ tham gia.
Những người này thường có mặt ở khắp mọi nơi, ưa nghe các vụ bê bối để “truyền bá” đi, nhưng họ hầu như không có điều gì tốt để kể về thành công tài chính. Khi đề cập đến đầu tư, họ có thể cho bạn biết tại sao mọi chuyện không suôn sẻ nhưng lại không cho bạn biết làm thế nào để giải quyết những vấn đề đó. Người đa nghi rất dễ khám phá ra những gì sai lầm, đó chính là cách họ tự bảo vệ mình không bị lộ tẩy sự thiếu hiểu biết của mình.
– Nhóm của những người cờ bạc: Trong khi những người ở nhóm “hoài nghi” quá cẩn thận thì những người ở nhóm này không cẩn thận cho lắm. Họ xem xét thị trường chứng khoán và các thị trường đầu tư khác như khi đánh bạc ở sòng bạc Las Vegas. Đó chỉ là việc trông chờ sự may mắn, tung xúc xắc và cầu nguyện. Nhóm này không có các nguyên tắc kinh doanh hay một quy tắc đầu tư nào cả. Thay vì cần phải có sự cần mẫn dài hạn để học hỏi và hiểu biết, họ chỉ quan tâm đến những “mánh” hay những đường tắt.
Cấp 4: Những nhà đầu tư dài hạn
Những người này biết rất rõ tầm quan trọng của đầu tư. Họ chủ động tham gia vào các quyết định đầu tư của mình. Họ thường có kế hoạch đầu tư dài hạn giúp họ đạt được những mục tiêu tài chính của mình. Nhóm này thường đầu tư cho việc học hành của mình trước khi tham gia vào các hoạt động đầu tư thực sự. Họ nắm chắc lợi thế của hoạt động đầu tư dài hạn và quan trọng nhất là họ biết tìm kiếm tư vấn từ những nhà kế hoạch tài chính lão luyện.
Bạn đừng nghĩ những người đầu tư loại này là những nhà đầu tư lớn và nổi tiếng. Nếu bạn chưa là một người đầu tư dài hạn, bạn hãy tự mình đến đó càng nhanh càng tốt. Điều đó có nghĩa là bạn hãy vạch ra một kế hoạch, kiểm soát những thói quen tiêu xài của mình, giảm mức nợ xuống đến mức tối thiểu. Hãy sinh hoạt bằng những gì bạn đang có sau đó mới tăng nên khi nào bạn có thu nhập dư dả. Hãy tìm hiểu xem bạn cần đầu tư bao nhiêu mỗi tháng, trong vòng bao lâu ở một mức lãi thực tế để đạt được mục tiêu của bạn như bạn muốn nghỉ hưu vào lúc bao nhiêu tuổi? Bạn cần bao nhiêu tiền sinh sống cho một tháng khi không làm việc nữa?
Bậc đầu tư này đòi hỏi sự kiên nhẫn và biết tận dụng thời gian. Nếu bạn biết đầu tư sớm và đều đặn, bạn có thể trở nên giàu có. Nếu bạn bắt đầu trễ, chẳng hạn ở tuổi 45, kiểu đầu tư bậc này sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn.
Cấp 5: Những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp
Những nhà đầu tư này chỉ có thể cố gắng tìm kiếm thật nhiều chiến lược đầu tư lớn và mạo hiểm hơn. Lý do là họ có thói quen làm việc với tiền rất tốt, có một nền móng tài chính vững chắc và có những hiểu biết về đầu tư. Họ có một thành tích chiến thắng liên tục, có một bề dày kinh nghiệm rút ra từ trong quá khứ.
Những nhà đầu tư này chỉ chuyên mua các khoản đầu tư dưới dạng mua buôn chứ không phải là mua lẻ. Họ kết hợp các khoản đầu tư lại với nhau cho mục đích sử dụng của mình. Họ chuyên nghiệp tơi mức đủ để tham gia mối đầu tư mà những người bạn cấp 6 của họ cần vốn. Những người này kiểm soát được tỉ lệ vốn/ nợ của mình, có nghĩa là họ thu nhập nhiều hơn so với mức phí sinh hoạt hằng ngày. Họ cẩn thận nhưng không đa nghi, và luôn mở rộng đầu óc của mình.
Những nhà đầu tư này được gọi là chuyên nghiệp là bởi vì họ có dư tiền, có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp mà họ tự tay lựa chọn và một kỷ lục chứng minh những thành công của họ. Họ có thể lắp ráp các khoản đầu tư khác thành một mối đầu tư lớn.
Họ nhảy vào thị trường khi người khác nhảy ra. Họ thường biết khi nào nên nhảy ra. Ở cấp bậc này, một chiến lược thoát ra còn quan trọng hơn chiến lược nhảy vào. Họ rất rõ ràng về những nguyên tắc hay những quy luật của chính họ về đầu tư. Họ có một kế hoạch và những mục tiêu cụ thể.
Cấp 6: Những nhà đầu tư tài chính thực thụ
Rất ít người đạt được cấp độ này. Ở Mỹ cứ một trăm người thì chưa đầy 1 người là nhà đầu tư thực thụ. Những người này có thể cùng lúc tự rạo ra một cơ hội kinh doanh và một cơ hội đầu tư.
Mục đích của những nhà đầu tư thực thụ là tạo ra nhiều tiều hơn bằng tiền, bằng thời gian và tài năng của người khác. Họ là những người làm khuấy động góp phần làm cho nước nhà trở thành cường quốc tài chính. Đây chính là những nhà tư bản đã cung cấp tiền để tạo ra việc làm, công việc kinh doanh và hàng hóa, tạo nên một sự phát triển thịnh vượng cho đất nước. Những nhà đầu tư cấp 5 chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh cho riêng mình, dùng tiền của mình. Trái lạu những nhà đầu tư cấp độ này lại tạo ra cơ hội đầu tư cho mình và những người khác bằng cách sử dụng tài năng và tài chính của người khác. Họ sẽ đi đến những nơi mà hầu hết những người khác đều né tránh, tiếp cận những cơ hội không ai nhận ra. Trò chơi trong cuộc đời họ chính là trò chơi tiền đẻ ra tiền. Cho dù thắng hay thua họ đều nói :” Tôi thích trò chơi này”. Và đó chính là những gì để tọa nên một nhà đầu tư thực thụ
Nếu bạn thực sự muốn làm giàu, hãy đọc đi đọc lại 7 cấp độ đầu tư trên và cần tự trả lời các câu hỏi: Bạn đang là người đầu tư bậc nào? Bạn muốn trử thành nhà đầu tư cấp bậc nào trong tương lai?
Chú ý bất cứ ai có mục tiêu trở thành nhà đầu tư bậc 5 hay bậc 6 đều phải phát triển kỹ năng của mình trước hết ở bậc 4. Bậc 4 không thể nào bỏ qua được trên con đường bạn muốn đến là bậc 5 và bậc 6. Nếu họ không có những kỹ năng cần thiết của nhà đầu tư bậc 4 thì chỉ là một người đầu tư bậc 3, tức là một kẻ cờ bạc không hơn không kém!
Có thể bạn cũng quan tâm các thông tin sau:
Bí mật Sách lược đầu tư cho hưu trí
5 bước để quản lý tài chính hiệu quả sau kết hôn
Bí mật của sách lược chuyển giao rủi ro
Cách tính quỹ hưu trí an nhàn Cách tính quỹ giáo dục cho con yêu