Đăng lúc 2022-03-31 10:03:51
Một điều thực tế nhiều khách hàng sở hữu nhưng lại không nắm rõ các quyền lợi được hưởng trong hợp đồng bảo hiểm, chính vì điều này nên không tối ưu được các mục tiêu tài chính. Nếu biết đầy đủ chắc chắn khách hàng sẽ sẽ rất có lợi trong phần đời còn lại.
Bài viết này, kênh Trợ Lý Tài Chính sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về quyền của khách hàng và những điểm lợi khi sở hữu hợp đồng liên kết đầu tư (Unit Link):
1. Quyền về lựa chọn, thay đổi, chuyển đổi và chọn tỷ lệ đầu tư vào các quỹ:
Như tôi có trình bày trong những bài trước đây: mỗi loại quỹ phù hợp với tình hình thị trường trong những thời điểm khác nhau. Thông thường các công ty sẽ ngày càng có nhiều quỹ đầu tư khác nhau. Có những công ty ở nước ngoài họ quản lý hàng chục quỹ là chuyện bình thường bởi có những quỹ họ được cho phép đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ: tại Singapore có quỹ cho phép đầu tư vào thị trường tài chính Hoa Kỳ. Tất cả những việc này đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà thôi.
Tựu chung lại, với vai trò là khách hàng, quý bạn chỉ cần tập trung vào 3 loại quỹ sau đây:
* Quỹ tăng trưởng (thường là quỹ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu), bản thân quỹ cũng đã có cơ cấu (100% và 0% hay 80% và 20%: tuỳ theo tình hình thị trường). Loại quỹ này phù hợp với thời điểm thị trường đầu tư tài chính tăng trưởng. Quỹ thì cũng như cổ phiếu mà thôi, bạn chỉ đổi quỹ được ở “đầu gối” và đổi ở “bờ vai bên kia”: ý là chỉ lên đầu gối bạn mới biết thị trường đang vào đà tăng và đổi ở bờ vai bên kia khi thị trường xác lập đỉnh.
* Quỹ phát triển: Cũng là loại quỹ đầu tư tỷ lệ và trái phiếu và cổ phiếu và cũng tuỳ theo tình hình thị trường quỹ này bản thân cũng tái cơ cấu (55% và 45% hay 80% và 20%). Quỹ này phù hợp với thị trường đi ngang và khi thị trường đi ngan trong 1 hay vài năm thì loại quỹ này tăng trưởng tốt nhất.
* Quỹ bảo toàn: là loại quỹ đầu tư 100% vào trái phiếu chính phủ hay tiền gởi vào các tổ chức tín dụng. Loại quỹ này phù hợp với thị trường đi xuống và giúp bảo toàn lợi nhuận đầu tư của khách hàng và đảm bảo khi thị trường đi xuống, khách hàng vẫn có lãi tối thiểu là bằng lãi xuất của trái phiếu chính phủ hay tiền gởi tại các tổ chức tín dụng.
* Nếu bạn chọn quỹ Tăng Trưởng và giữ nguyên trong thời gian dài là 10, 15 hay 20 năm hay trọn đời thì bạn cũng không lo gì lắm bởi với thời gian đủ dài thì quỹ này luôn tăng trưởng và chỉ canh những lúc thị trường sụp như cú khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và 2009 mà thôi và việc này cũng chỉ canh khi gần đến thời điểm rút tiền cho con ăn học hay hưu trí mà thôi. Chứ những giai đoạn điều chỉnh thị trường một vài tháng thì không nên lo lắng để chuyển lui, chuyển tới là tốn phí đổi quỹ.
2. Đầu tư thêm:
Tham gia những hợp đồng ban đầu với vô vàn lý do như tài chính còn eo hẹp, lòng tin vào bảo hiểm chưa cao, mua ủng hộ, mua vì bị ép mua, mua cho có mua… Với những lý do như thế thường không biết, không hiểu về bảo hiểm và mua xong thì để đó không còn quan tâm, bận tâm nên người mua bảo hiểm làm quỹ giáo dục cho con ăn học hay quỹ hưu trí cho bản thân thường nhận ít tiền khi đáo hạn. Có thể có tý lãi nhưng không đáng bao nhiêu. Nếu tham gia sản phẩm truyền thống hay liên kết chung đóng phí 10, 12, 15 hay 20 năm thường là lợi nhuận ít hoặc lỗ và cũng từ đó mất lòng tin vào bảo hiểm nhân thọ. Không có lãi hay lỗ không phải hãng bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả mà do lãi xuất của trái phiếu hay tiền gởi ngày càng thấp mà thôi nên vì vậy mới có sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư.
Vì vậy các hãng mới có thêm quyền đầu tư thêm và mỗi hãng có những quy định riêng và thường là gấp 5 hay gấp 10 lần số phí đóng hàng năm. Quyền này để giúp khách hàng những điều sau:
* Định kỳ khách hàng cần xem lại giá trị trị khoản của hợp đồng để so sánh với kê hoạch quỹ giáo dục hay hưu trí. Nếu thấy đến thời điểm con mình 18 tuổi hay lúc mình về hưu mà không đủ tiền theo đúng kế hoạch, khách hàng có thể đầu tư thêm để đảm bảo khi con khách hàng đủ 18 tuổi có tiền cho quỹ giáo dục hay quỹ hưu trí của bản thân.
* Đầu tư thêm cũng cần phải lựa chọn thời điểm bởi thời điểm đầu tư vào quỹ tăng trưởng là có lợi nhất. Đừng đầu tư thêm vào quỹ bảo toàn bởi không có lợi lộc gì cho khách hàng khi đầu tư thêm vào quỹ này. Một năm có vài lần có thể đầu tư thêm và quan trọng bạn kiên nhẫn đợi thời gian và quan sát. Nhà cố vấn giỏi sẽ biết tham mưu cho khách hàng đầu tư thêm vào thời điểm nào là tốt nhất.
* Việc đầu tư thêm đúng thời điểm sẽ mang lại lợi nhuận cấp và rút ngắn thời gian đóng phí hay gia tăng tài sản đáng kể cho khách hàng. Việc đầu tư thêm cũng không có gì phải vội khi thị trường chưa cho tín hiệu tốt để đầu tư thêm.
Việc đầu tư thêm cũng giúp cho bạn gia tăng tài sản và gia tăng quỹ đầu tư thay vì mua thêm mới các hợp đồng bảo hiểm để phải trả đi, trả lại các chi phí ban đầu. Việc mua thêm chỉ khi bạn muốn có những quyền lợi khác nhưng hợp đồng hiện tại không được bổ sung thêm các quyền lợi bổ sung.
3. Tăng giảm số tiền bảo hiểm:
Việc tăng giảm số tiền bảo hiểm phụ thuộc và trách nhiệm tài chính với gia đình và tuỳ vào từng thời điểm và hoàn cảnh của bản thân. Vì vậy với các quý bạn trẻ ban đầu khi còn độc thân nên tham gia bảo hiểm với số tiền tiết kiệm thường niên vừa phải để phòng thủ cho bản thân. Khi trách nhiệm tài chính tăng, bạn có thể tăng số tiền bảo hiểm.
Trách nhiệm tài chính tăng khi nào?
Trách nhiệm tài chính tăng khi bạn lập gia đình, sinh con thứ nhất, có con thứ hai, khi con bắt đầu đi học, vào cấp 1, 2, 3 hay vào dại học. Ở những thời điểm này quý bạn có thể tăng số tiền bảo hiểm lên để đảm bảo về tài chính cho con mình những bước đi vững chắc. Việc tăng số tiền bảo hiểm lên, bạn có thể phải đóng thêm phí thường niên. Đóng thêm phí thường niên vẫn tốt hơn là bạn mua mới trừ khi có những quyền lợi bổ sung khác bạn cần mà không thể thêm trên hợp đồng hiện có.
Trách nhiệm tài chính giảm khi nào?
Trách nhiệm tài chính giảm là khi con bạn đã học xong và tự lập, tứ thân phụ mẫu không còn nữa, lúc này bạn có thẻ giảm số tiền bảo hiểm xuống. Khi giảm số tiền bảo hiểm xuống cũng là lúc bạn về hưu và thu nhập của bạn suy giảm. Hay giảm xuống tối thiểu khi trách nhiệm tài chính với gia đình của bạn không còn nữa (thường là 65 tuổi trở đi). Việc giảm sô tiền bảo hiểm xuống cũng làm cho chi phí rủi ro cũng giảm theo, vì vậy tiền mang đi đầu tư cao hơn và tất nhiên lợi nhuận cũng sẽ tương ứng. Bằng động tác này, bạn không cần đóng thêm nhưng vẫn tích luỹ được thêm. Đặc biệt là sau khi bạn được giải phóng trách nhiệm tài chính với con cái và tứ thân phụ mẫu và về hưu, quyền này rất có lợi cho khách hàng.
Việc hợp đồng hiện tại có được phép mua thêm các quyền lợi bổ sung hay không, thì tùy thời điểm đó công ty còn bán sản phẩm này nữa không, khách hàng cần hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng tại quầy hay hỏi tổng đài là khách quan nhất.
4. Linh hoạt trong đóng phí bảo hiểm:
Thành ngữ Việt Nam có nói: “sông có khúc, người có lúc”. Trong suốt quá trình tham gia sẽ có lúc bạn gặp khó khăn về tài chính nên các hãng bảo hiểm có thiết kế quyền này. Họ thường quy định đóng phí cố định trong 2 hay 3 hay 4 năm đầu tiên. Sau thời gian đóng phí quy định này, khách hàng có quyền có ít, đóng phí ít. Đóng ít thì đóng bù hay đóng dài năm ra. Có nhiều, đóng phí nhiều. Đóng nhiều hơn là dạng đầu tư thêm, đầu tư thêm đúng quỹ, đúng thời điểm, sẽ gia tăng tài sản quỹ và rút năng thời gian đóng phí thường niên xuống.
Không có tiền sau thời gian đóng phí cố định như tôi nêu trên thì khách hàng không cần phải đóng phí tuy nhiên cần lưu ý RẤT QUAN TRỌNG SAU mà khách hàng cần được xác nhận khi dự phiên cố vấn và tham mưu:
Trên thị trường có hai trường phái bảo hiểm nhân thọ:
* Khi bạn ngừng đóng phí thường niên, toàn bộ quyền lợi sản phẩm bổ sung như: Chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ viện phí, tai nạn và bệnh hiểm nghèo sẽ ngưng hết. Hãng chỉ còn bảo hiểm cho bạn quyền lợi tử vong và thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Sau này có tiền đóng phí thường niên tiếp, bạn muốn khôi phục còn phụ thuộc và tình hình sức khoẻ của bạn.
* Khi bạn ngừng đóng phí thường niên, toàn bộ quyền lợi sản phẩm bổ sung như: Chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ viện phí, tai nạn và bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục được đảm bảo.
Tôi chỉ khuyên quý bạn là nên tham gia phiên cố vấn và tham mưu để hỏi cho rỏ các vấn đề tôi chia sẻ và quyền quyết định luôn trong tay của khách hàng. Quyết định thế nào có lợi cho bản thân và gia đình chắc bạn cũng nên căn cứ vào hoàn cảnh của mỗi các nhân và gia đình. Những loạt bài của tôi cũng chỉ mong trang bị kiến thức để quý bạn quan tâm được trang bị và dùng khi cần thiết.
5. Rút tiền mặt từ giá trị quỹ:
Hợp đồng bảo hiểm là một dạng tài sản phòng thủ. Nếu bạn tham gia được một thời gian từ 5, 7 hay 10 năm trở lên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không khác gì một tài khoản ở ngân hàng: bạn đóng vào ít, bạn rút ra ít, bạn đóng vào nhiều, bạn có thể rút ra nhiều. Vì vậy nếu trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm, khi bạn gặp khó khăn về tài chính, bạn không nên vay mượn, vay nóng hay cầm cố thế chấp tài sản. Bạn hoàn toàn có thể rút tiền từ giá trị quỹ của hợp đồng để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Thường các hãng bảo hiểm có những quy định: khách hàng có thể rút tiền từ năm thứ ba của hợp đồng, rút tiền thường có tính phí nhưng từ năm thứ 10 trở đi, hãng không tính phí. Tất nhiên nếu bạn rút sớm, số tiền thường không nhiều nhưng với thời gian, bạn có thể rút vài chục đến vài trăm triệu và tất nhiên nếu bạn đóng nhiều và lâu thì một vài tỷ bạn không thiếu.
Rút ra để giải quyết nhu cầu về tài chính đối với bảo hiểm liên kết đơn vị và liên kết chung, bạn không cần trả lãi và thường thì khi rút tiền số tiền bảo hiểm của bạn sẽ bị giảm tương ứng. Rút ra được, bạn cũng có thể dùng quyền đầu tư thêm để đóng vào lại được sau khi đã vượt qua khó khăn tài chính. Nếu không đóng vào lại thêm, cũng không sao bởi quỹ giảm xuống, bạn ít lãi hơn mà thôi. Quan trọng là khi bạn rút tiền từ quỹ ra, bạn vẫn được bảo vệ tất cả các quyền lợi trên hợp đồng.
Tôi thường dùng quyền này để cố vấn và tham mưu cho khách hàng cho các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cho khách hàng để khách hàng luôn chủ động về tài chính trong mọi hoàn cảnh của bản thân và gia đình: chủ động tài chính khi ốm đau, nằm viện, quỹ giáo dục và hưu trí. Nếu tuân thủ như lời tôi cố vấn và tham mưu, khách của tôi không cần phải mua đi, mua lại hợp đồng bảo hiểm nhiều lần để tránh việc tổn phí ban đầu.
6. Bổ sung các quyền lợi sản phẩm bổ sung:
Các hãng bảo hiểm cũng hiểu, không phải lúc nào khách hàng cũng có đủ tài chính tham gia đầy đủ các quyền lợi trong lần tham gia bảo hiểm đầu tiên vì vậy họ cũng chừa ra cơ hội cho khách có cơ hội chọn thêm những quyền lợi còn thiếu hay có thể bớt đi những quyền lợi không còn cần thiết trong hành trình trọn đời được bảo hiểm của mình.
Ví dụ: khi khách hàng còn trẻ, do công việc đi lại nhiều và đi xa, khách hàng có thể chọn số tiền bảo hiểm tai nạn là 1 tỷ hay 2 tỷ đồng. Sau này khi yêu cầu công việc không đi lại nhiều, khách hàng có thể chọn giảm xuống còn 500 triệu. Tất nhiên là phí giảm và nếu vần giữ đóng phí thường niên thì tiền còn dư mang đi đầu tư cao hơn nên lợi nhuận nhiều hơn. Hay khi đó giảm số tiền bảo hiểm bên quyền lợi tai nạn để dành tiền tham gia thêm quyền lợi bệnh hiểm nghèo khi đã có nhiều tuổi hơn.
TÓM LẠI:
Muốn gì đi nữa, khách hàng nên đầu tư thời gian và tìm hiểu kỹ kế hoạch, giải pháp tài chính mà cố vấn tham mưu thông qua hợp đồng bảo hiểm. Việc dành thời gian nghe và hiểu thường giúp khách hàng chọn được quyền lợi cao nhất trên chi phí thấp nhất có thể.
Khách hàng không dành thời gian cho một phiên cố vấn và tham mưu, thường phải trả phí thường niên cao nhưng quyền lợi lại ít. Ví dụ để có hoa hồng tốt nhất, nhà cố vấn có thể sẽ tập trung chi phí cho sản phẩm chính nhiều nhất có thể - nghĩa là tập trung cho quyền lợi chết mà bỏ qua những quyền lợi sống như chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ viện phí, tai nạn và bệnh hiểm nghèo. Đặc điểm chung của những hợp đồng này là có thể có những quyền lợi này nhưng số tiền bảo hiểm chỉ vài chục hay đến 1 hay 2 trăm triệu thôi.
Cùng kênh trolytaichinh.net tìm hiểu chi tiết về tính năng của dòng bảo hiểm liên kết đầu tư tại đây!