Đăng lúc 2021-10-19 11:10:25
Các cặp đôi mới cưới thường nghĩ rằng cứ thong thả một thời gian rồi sau đó mới lo tài chính. Hậu quả là đến khi có bé mới phát hiện ra các chi phí cần thiết để lo cho con lại không đủ. Vì thế để đảm bảo kinh tế, sau khi cưới 2 vợ chồng nên thiết lập ngay bản kế hoạch chi tiêu trong gia đình.
Thông thường mà nói, những gia đình thu nhập trung bình dù có chăm chỉ làm lụng cả đời thì trước khi về nghỉ hưu cũng rất khó kiếm được đủ số tiền để thỏa mãn mọi nhu cầu chi tiêu và các mục tiêu tài chính về giáo dục cho con cái và hưu trí cho bản thân. Muốn gia đình không phải lo cơm ăn áo mặc, cuộc sống sung túc, điều quan trọng nhất là phải giữ được không khí hòa thuận; muốn gia đình được hòa thuận thì nền tảng cốt lõi chính là quản lý tài chính hiệu quả. Hãy cùng Trợ Lý Tài Chính tìm hiểu các bước cần để thiết lập Kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả dưới đây nhé!
Để có thể tiêu tiền một cách xứng đáng, trước hết cần phải biết “rốt cục kiếm được bao nhiêu”. Nếu gia đình có hai người cùng là công nhân viên chức, cả hai tự quản lý lương của mình, như vậy rất khó tiết kiệm tiền. Muốn trở thành cặp vợ chồng không phải lo nghĩ chuyện tiền bạc thì phải bắt đầu từ việc công khai thu nhập, gộp chung sổ tiết kiệm và cùng nhau quản lý tài chính. Nếu như số lương và thưởng không xác định thì lấy tổng thu nhập một năm chia cho 12 tháng sẽ được thu nhập bình quân mỗi tháng.
Tại sao lại phải ghi chép và lập dự toán các khoản mục chi phí? Mục đích của nó là để phân loại, lập trước dự toán các khoản mục chi phí và nghiêm khắc thực hiện chi tiêu theo đúng kế hoạch; chứ không phải chỉ nhằm mục đích tiết kiệm tiền, càng không phải để ghi nhớ số tiền đã tiêu.
Các khoản mục ghi sổ không cần phải quá chi tiết. Có thể tham khảo bảng sau đây, chia các khoản chi thành 6 hạng mục, lập dự toán và hàng tháng chi tiêu theo số tiền đã dự toán. Cần chú ý dự toán chi tiêu tốt nhất là do hai vợ chồng cùng thảo luận lập ra. Liệt kê ra các hạng mục chi thường xuyên, đối chiếu hóa đơn ghi lại số tiền tiêu trước đây để nắm được con số chi phí sinh hoạt cụ thể. Căn cứ vào các khoản chi như phí giao thông của hai người để lập ra dự toán hợp lý. Để làm được vậy, ít nhất phải tham khảo ghi chép chi tiêu của 1- 2 tháng trước đó (quá trình thảo luận hai vợ chồng cần kiểm soát được cảm xúc, tránh để xảy ra tranh cãi do sẽ có một số chi tiêu của người kia sẽ khiến đối phương cảm thấy không cần thiết hoặc phản cảm).
LẬP CÁC KHOẢN MỤC VÀ DỰ TOÁN
Chi phí nhà ở (dịch vụ tòa nhà) |
1. Chi phí sinh hoạt |
||
Chi phí ăn uống/ga-điện-nước, ăn bên ngoài) |
|
||
Chi phí giao thông, thông tin liên lạc |
|
||
Chi phí sinh hoạt văn hóa |
|
||
Chi phí đồ gia dụng, việc nhà |
|
||
Chi phí nuôi dạy con, học tập cho … |
2. Chi phí nuôi dạy con | ||
Chi phí cá nhân của vợ chồng, con cái (tiền tiêu vặt) |
3. Tiền tiêu vặt |
|
|
Chi tiêu không định kỳ (hiếu hỷ, sinh nhật…) |
4. Chi tiêu không cố định |
||
Chi tiêu nhàn hạ (du lịch…) |
|
||
Lãi vay và các loại thuế |
5. Lãi và thuế |
||
Phí bảo hiểm loại bảo đảm |
6. Phí bảo hiểm |
Tuy đã lập dự toán chi tiêu, nhưng trong cuộc sống rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thành viên trong gia đình đột nhiên lâm bệnh hoặc những việc phát sinh cần phải dùng đến tiền khác. Bởi vậy, phải để ra một khoản tiền dự phòng khi khẩn cấp để giải quyết những vấn đề nói trên. Có thể mở riêng một sổ tiết kiệm, như vậy mới đảm bảo chắc chắn được việc hình thành thói quen tiêu dùng trong dự toán. Chẳng hạn mở một sổ tiết kiệm CMA (đầu năm mới gửi vào đó số tiền bằng 2-3 lần chi phí sinh hoạt mỗi tháng, ít nhất khoảng 20 triệu VNĐ).
Sổ tiết kiệm này có thể dự trữ một số tiền, trong trường hợp khẩn cấp sẽ mang ra ứng phó khi cần thiết; nếu dùng hết thì chờ khi có tiền thưởng hoặc có khoản nào khác lại gửi bù vào. Nếu sổ này cũng có thể rút ra dùng bất cứ lúc nào như sổ gửi sinh hoạt phí hay thẻ ngân hàng thì sẽ rất dễ bị tiêu hết. Vì vậy, tốt nhất nên để khoản tiền này vào một quyển sổ mà ngày thường không dùng tới hoặc gửi và rút bất tiện, chỉ khi bức thiết mới được rút ra. Có khoản dự phòng khẩn cấp này, thì dù có bị nghỉ việc đột ngột cũng vẫn có thể duy trì chi tiêu sinh hoạt trong 3 tháng.
Ngoài khoản tiền dùng khi khẩn cấp, mỗi năm sẽ còn xảy ra rất nhiều sự kiện như việc hiếu hỷ, sinh nhật, nghỉ lễ nghỉ phép,… những việc như vậy sẽ làm phát sinh một khoản chi tiêu không cố định như chi tiêu phục vụ sinh nhật, Lễ tết, phí bảo hiểm ô tô, chi phí làm đẹp từ người vợ, sửa chữa bảo dưỡng xe của chồng… So với khoản dự phòng khẩn cấp không thể ước tính được, thì khoản chi tiêu không cố định này ta có thể lập được dự toán trước 1 năm.
Giống như khoản dự phòng khẩn cấp, khoản tiêu không cố định cũng phải được chuẩn bị vào đầu mỗi năm mới. Nếu làm như vậy gặp khó khăn, hãy coi tiền thưởng cuối năm là khoản dự phòng cho chi tiêu không cố định của năm tiếp theo và giữ lại là được. Cũng có thể gửi cố định hàng tháng, chẳng hạn chi tiêu không cố định năm 2020 là 84 triệu vnđ, thì bắt đầu từ tháng 1 năm 2021 mỗi tháng gửi vào 7 triệu/tháng, sau 1 năm sẽ hình thành một khoản vốn cố định. Khoản vốn này cất vào sổ tiết kiệm CMA là thích hợp nhất.
Mỗi tháng đều đã có khoản sinh hoạt phí và tiền tiết kiệm cố định, từ nay trở đi hãy bắt đầu thực hiện rút sạch tài khoản lương. Hàng tháng cứ phát lương là tự động phân bổ lương vào các sổ sinh hoạt phí, sổ chi tiêu không cố định, sổ tiền tiêu vặt… Số tiền còn lại gửi vào các sổ tiết kiệm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sao cho cuối cùng đưa tài khoản lương về 0. Làm được đến bước này, tiền thưởng giữa năm và thưởng cuối năm sẽ không bị tiêu hết một cách tùy tiện nữa, mà sẽ trở thành khoản tiết kiệm cố định cất trong tài khoản.
Sau khi thực hiện thành công 5 bước quản lý tài sản này, cứ 3 tháng lại lập một “bảng thành tích quản lý tài sản”. Xác nhận số tiền có trong các sổ tiết kiệm như sổ “bể tích nước”, kiểm tra các hạng mục chi tiêu xem có phải đều tiêu trong phạm vi dự toán hay không, sau đó là có thể biết được số tiền tích lũy của cả gia đình là bao nhiêu. Cộng tất cả các sổ tiết kiệm với tài sản cố định hiện có rồi trừ đi khoản nợ là sẽ nhìn ra được kết quả chuyển biến tốt của kinh tế gia đình. Nắm rõ được tình hình tài chính gia đình, các thành viên gia đình mới có thể tiếp tục phấn đấu theo mục tiêu chung.
Nếu bạn vẫn thấy cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ Trợ Lý Tài Chính, chúng tôi sẽ lắng nghe và giúp bạn xác định chính xác các nhu cầu, mong muốn trong tương lai và hiện trạng hiện tại. Qua đó hỗ trợ bạn xây dựng Kế hoạch Quản lý tài chính trong tương lai hiệu quả đê xây dựng nền tảng sự giàu. Truy cập website https://trolytaichinh.net/. để biết thêm chi tiết.