10 điều lợi và bất lợi quan trọng trong bảo hiểm liên kết đầu tư không thể không biết!

Đăng lúc 2022-03-30 16:03:21

Bất cứ đồ dùng nào cũng vậy, nếu hiểu rõ được tính năng, ưu và nhược điểm của nó, bạn sẽ luôn là người làm chủ công cụ đó để phục vụ hữu ích cho cuộc sống của mình. Ngược lại có thể nó sẽ là rào cản cho cuộc sống của bạn! Sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư cũng như vậy!

Bảo hiểm liên kết đầu tư hay còn gọi là bảo hiểm liên kết đơn vị là là dòng sản phẩm bảo hiểm đa năng khi giúp khách hàng vừa được bảo hiểm rủi ro, tai nạn bất ngờ, vừa trở thành nhà đầu tư thông minh qua hình thức liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị. Đặc điểm quan trọng của bảo hiểm đầu tư loại này là bên mua bảo hiểm được linh hoạt trong việc số tiền bảo hiểm và phí tương ứng; lựa chọn các đơn vị của các quỹ liên kết đơn vị do doanh nghiệp bảo hiểm thành lập; được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu mọi rủi ro đầu tư từ các quỹ liên kết đơn vị đã lựa chọn tương ứng với phần phí bảo hiểm đã đầu tư. 

1. Lợi nhuận nhiều hơn

Có một thực tế đã được chứng minh ở Việt Nam và trên thế giới, lợi nhuận của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư luôn cao hơn các loại hình bảo hiểm khác. Các bạn có thể tìm hiểu kết quả lợi nhuận của bảo hiểm liên kết chung hay bảo hiểm truyền thống của các hãng bảo hiểm.

Nếu bạn sợ và lo lắng việc lời lỗ của các quỹ này, bạn có thể chọn quỹ bảo toàn. Sản phẩm đầu tư vào quỹ này cũng gần giống tương tự sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (chỉ đầu tư duy nhất vào trái phiếu hay tiền gởi ở các tổ chức tín dụng…). Nhìn vào kết quả trong quá khứ, chúng ta dễ dàng nhận thấy các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chia 4,5% đến 5,5% thường niên thì quỹ bảo toàn của các hãng bảo hiểm chia 5,9 đến 6,2% trong các năm qua. Tuy lợi nhuận này không nhiều nhưng nếu mỗi năm chênh lệch 1% trên tổng giá trị quỹ trong vài chục năm thì con số này là không nhỏ.

Việc tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư với quỹ bảo toàn, giúp bạn có thời gian học và nâng cấp bản thân và khi đã đủ tự tin, bạn có thể chuyển sang đầu tư ở quỹ hỗn hợp (trái phiếu + cổ phiếu) hay quỹ đầu tư cổ phiếu để có lợi nhuận từ 11 đến 15%/năm.

Thời điểm này tháng 02|2022, Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 38 trên gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu là thời gian 10 đến 50 năm sắp tới, chúng ta sẽ chứng kiến nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển và vươn lên thành nước phát triển vào năm 2045 là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Chính vì vậy nếu bạn có tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư với quỹ cổ phiếu, bạn cũng không lo gì với thời hạn dài cả.

2. Đóng phí ngắn hơn

Với lợi nhuận tôi trình bày trong phần 1 nêu trên sẽ giúp tài khoản về đầu tư của khách hàng nhanh đạt mục tiêu về tài chính hơn. Thường Bộ Tài Chính chỉ cho phép minh hoạ tối đa đến 9% nhưng thực tế lợi nhuận từ 11 đến 18% vì vậy việc khách hàng sớm đạt được mục tiêu tài chính cá nhân hơn sơ với minh hoạ quyền lợi. Khi đã sớm đạt mục tiêu tài chính cá nhân, khách hàng an tâm thực hiện những mục tiêu khác trong rổ tài chính tang trưởng khác như: các loại hình bất động sản, chứng khoán, tài sản khác…

3. Thời gian bảo vệ dài hơn

Nếu khách hàng tuân thủ đóng phí 20 năm như các hợp đồng khác, giá trị tài khoản sẽ cao hơn. Khi giá trị tài khoản quỹ cao hơn, thời gian được bảo vệ tài chính và các quyền lợi sống khác sẽ được kéo dài ra dài nhất và có thể đảm bảo các quyền lợi sống như chăm sóc sức khoẻ, tai nạn, viện phí hay bệnh hiểm nghèo đến 70 tuổi (hiện nay một số sản phẩm mới cho phép bảo vệ đến 85 tuổi) và các quyền lợi bảo vệ thu nhập hay tử vong đến trọn đời.

Ở đây quan trọng nhất là quyền lợi chăm sóc sức khoẻ, bởi mỗi chúng ta có đi làm, chúng ta có thể có các thẻ chăm sóc sức khoẻ của các công ty cung cấp nhưng rồi ai cũng sẽ về hưu vì vậy chỉ có bảo hiểm nhân thọ mới giúp bạn có quyền lợi chăm sóc sức khoẻ tới năm 70 hay 85 tuổi.

Điểm yếu: Nếu bạn ngừng việc đóng phí thường niên, bạn vẫn được bảo vệ các quyền lợi sống phụ thuộc và vận hành sản phẩm của các hãng bảo hiểm. Bạn cần xác nhận lại với nhà cố vấn tài chính để đảm bảo quyền lợi.

4. Ngưng đóng phí, các quyền lợi bảo vệ trên hợp đồng luôn được đảm bảo

Thường các hãng bảo hiểm sẽ có một điều khoản linh hoạt trong đóng phí từ năm thứ 4 hay năm thứ 5 của hợp đồng. Sau khi đóng đủ 4 hay 5 năm đầu, khách hàng có thể thực hiện việc có ít, đóng ít. Có nhiều, đóng nhiều. Có khi nào đóng khi đó. Tất nhiên hãng luôn mong muốn khách hàng đóng phí thường niên có kỷ luật nên thường hãng sẽ có những khoản thưởng duy trì đóng phí với việc thưởng thêm 3 năm/ lần và thưởng đặc biệt (thường rất lớn ở năm thứ 10 và năm thứ 20).

Thành ngữ cũng có câu: “Sông có khúc, người có lúc": Có lúc khách hàng cũng gặp thách thức về tài chính trong hành trình vài chục năm đóng phí vì vậy phải nghĩ ra cách gì đó để hỗ trợ cho khách hàng bởi khi gặp thách thức về tài chính cũng là lúc khách hàng hay căng thẳng và mệt mỏi nhất và lúc đó rủi ro thường tìm đến nhất nên thành ngữ lại có câu: “Hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai" là vậy.

Tuy nhiên trên thị trường thường có hai cách:

CÁCH 1:

Việc ngưng đóng phí, hãng sẽ chỉ bảo vệ quyền lợi sản phẩm chính mà thôi. Quyền lợi bảo vệ do tai nạn (nếu có) hay tử vong. Còn các quyền lợi sống khác của sản phẩm bổ trợ như: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo sẽ mất hiệu lực. Sau khi tiếp thu phản hồi của khách hàng nên các công ty bảo hiểm mới bổ sung: “Muốn những quyền lợi sống nên trên vẫn có hiệu lực, khách hàng phải báo cho hãng bằng văn bản. Văn bản này có thể lên bất cứ văn phòng hay chi nhánh nào của hãng đều có. Việc này khách hàng cần xác nhận chi tiết với nhà cố vấn hay bộ phận chăm sóc khách hàng của mỗi hãng bảo hiểm và cũng có hãng không có phần báo bằng văn bản. Vậy thì quý bạn cần xác nhận với nhà cố vấn việc này khi tham gia bảo hiểm để tránh bị thiệt về quyền lợi. Khi không đóng phí, quyền lợi sống không còn nữa, khách hàng bảo giống như khi mình tạm thời thiếu tiền thì hãng không “chơi" với mình nữa mặt dù là tài khoản còn đầy tiền và có những hộp đồng tiền lãi thường niên đủ trang trải cho quyền lợi sống nhưng vẫn không được trả quyền lợi sống. Cái này sẽ bất lợi cho khách hàng.

CÁCH 2:

Khi khách hàng ngưng đóng phí, toàn bộ quyền lợi sống: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo luôn được đảm bảo. Không cần gửi văn bản gì cho hãng cả. Hợp đồng tự động trích tiền trong quỹ đầu tư của khách hàng ra để trang trải chi phí bảo hiểm rủi ro cho khách hàng. Cái này thì hãng bảo hiểm vì khách hàng nhiều hơn và họ mong muốn bảo hiểm luôn là bảo hiểm và những lúc khách hàng có nhiều thách thức về tài chính, cũng là lúc khách hàng cần được bảo vệ nhất. Nói thế thì hoàn hảo quá? Vẫn có điểm yếu ở điều kiện này bởi khi khách hàng ngưng đóng phí quá lâu thì hợp đồng sẽ bị bào mòn tài khoản nhanh hơn cách 1 như tôi nêu trên vì vậy bạn thấy cách nào phù hợp với bạn thì bạn lựa chọn thôi. Tôi chỉ chia sẻ trung thực. Việc còn lại quý bạn hiểu và chọn sao cho có lợi nhất cho bạn thân và gia đình.

Tôi chọn theo cách thứ 2 vì không lẻ sau 1 hay 2 năm, tôi không có tiền đóng hay sao. Còn về già, con tôi muốn nhận thì cháu sẽ thay tôi đóng bởi cuối cùng thì con vẫn là người nhận toàn bộ khoản tài sản về đầu tư sau khi tôi không dùng hết.

5. Quyền lợi sống cao hơn

Nếu bạn đọc hết mục 1, bạn sẽ hiểu vì sao quyền lợi sống: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ viện phí, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo lại cao hơn. Do lợi nhuận thường từ 6 đến 18% / năm nếu tính bình quân trong 20 đến 30 năm. Không tính lợi nhuận như các năm 2020 và 2021 lên đến 20 hay 25%. Vì lợi nhuận như vậy nên khách hàng sẽ dễ lựa chọn quyền lợi sống rất cao. Ví dụ: Chăm sóc sức khỏe thường là 1 tỷ/HĐ, tai nạn: 500 triệu và bệnh hiểm nghèo cũng 500 triệu nhưng phí lại không cao. Trong khi so sánh với các sản phẩm tử kỳ, hỗn hợp hay bảo hiểm liên kết chung các quyền lợi này thường chỉ 100 đến 200 triệu bởi nhà cố vấn khó tư vấn cho khách hàng khi sau 20 năm tham gia khách hàng vẫn lỗ nếu các quyền lợi sống cao bằng số tiền bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư.

Công tâm mà nói, một hợp đồng trọn đời, khách hàng chỉ nhận 1 lần quyền lợi chăm sóc sức khỏe, tai nạn, bệnh hiểm nghèo khoản 500 triệu, khách hàng coi như được hãng bảo hiểm trả cho 10 đến 20 năm phí bảo hiểm thông qua các quyền lợi nêu trên. Vì vậy tôi hay chia sẻ: tham gia bảo hiểm rất có lợi cho khách hàng và đôi khi những nhà hành nghề không bán được sản phẩm liên kết đầu tư hay vin vào việc này để nói với khách hàng rằng tham gia bảo hiểm đừng tính chuyện lời lỗ mà chỉ tính đến có lợi. Họ không sai nhưng cần nâng cấp thêm để mang thật nhiều quyền và quyền lợi cho khách hàng để xứng đáng với lòng tin của khách hàng đã trao cho mình.

CHIA SẺ: Quyền được nghe và hiểu đầy đủ là quyền của khách hàng. Khách hàng cần khôn ngoan hơn để nghe và cân nhắc. Bảo hiểm không quá khó hiểu nếu nhà cố vấn chia sẻ sự thật cho khách hàng và chính khách hàng cũng cần đọc và hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình.

6. Một hợp đồng với đa mục tiêu tài chính

Tôi thường tập trung vào các yếu tố sau để cố vấn cho khách hàng.

* Bảo vệ thu nhập cho thân chủ đến trọn đời nhưng không cần đóng phí đến trọn đời để: AN TÂM TRONG CÔNG VIỆC

* Chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ viện phí khi đau ốm nằm viện: AN TÂM TRONG CUỘC SỐNG

* Luôn đảm bảo có tiền khi thân chủ đau ốm, nằm viện, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo để: BẢO VỆ TÀI SẢN TRỌN ĐỜI

Nếu thân chủ tôi chịu khó thực hiện các vấn đề đó hàng năm bằng cách tiết kiệm và gửi vào bảo hiểm bằng những chương trình phòng vệ tài chính tôi cố vấn, 20 năm sau, thân chủ của tôi sẽ có tiền cho các con ăn học (ít nhất là 2 cháu). Sau đó, cũng bằng chính hợp đồng đó, tôi lại cố vấn tiếp cho khách hàng thực hiện kế hoạch hưu trí để đảm bảo lập quỹ hưu trí sao cho phù hợp thay vì mua lại để bị mất nhiều chi phí hay có thể bị từ chối luôn. Tất nhiên làm được những điều đó thì phần mục thứ 7 sẽ tự dộng hoàn tất.

7. Rút tiền và đóng phí linh hoạt

Trong mục số 4, tôi đã chia sẻ về việc ngưng đóng phí vẫn được bảo vệ các quyền lợi trên hợp đồng (tuỳ vào hãng từng bảo hiểm). Ở mục này tôi không chia phần linh hoạt đóng phí nữa và tập trung nhiều vào việc rút tiền.

Trong tháp xây tài sản lớp thứ 2, lớp bảo vệ tài chính có: nhà để ở, vàng, quỹ dự phòng khẩn cấp và các loại hình bảo hiểm. Vấn đề đặt ra: Liệu bảo hiểm có thể thay thế quỹ dự phòng khẩn cấp được hay không?

Vấn đề này được tập trung vào hai cách sau:

CÁCH 1: Trong 3 năm đầu tiên, các hãng bảo hiểm thường không cho rút giá trị quỹ vì không có nhiều nên khách hàng mà rút thường sẽ mất hiệu lục do không đủ quỹ để trang trai chi phí rủi ro. Vì vậy câu trả lời là không thể thay thế quỹ dự phòng khẩn cấp trong 3 năm đầu tiên của một hợp đồng bảo hiểm.

CÁCH 2: Sau năm thứ 3, khách hàng có thể rút tiền từ giá trị quỹ của hợp đồng khi gặp thách thức về tài chính trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu là trong 10 năm đầu của hợp đồng, khi khách hàng muốn rút, tùy từng sản phẩm và từng công ty, có thể bị tính chi phí rút tiền. Cũng dễ hiểu vì đó là chi phí công ty quản lý quỹ bán quỹ của bạn đi nên cần thu phí. Như vậy tuy theo tình hình quỹ nhiều hay ít, bảo hiểm liên kết đầu tư bắt đầu một phần thay thế quỹ dự phòng khăn cấp cho bạn.

Bí quyết: Tuỳ theo tình hình thị trường tài chính, bạn có thể quyết định gởi khoản dự phòng khăn cấp vào quỹ bằng cách đầu tư thêm để có lợi nhuận nhiều hơn thay vì bạn để khoản tiền này ở ngân hàng. Tất nhiên bạn cũng cần một nhà cố vấn có kinh nghiệm chia sẻ và hướng dẫn. Cũng nên nhớ là khi đầu tư thêm bạn bị trù chi phí (rất ít) và khi rút tiền, bạn cũng bị trừ chi phí.

CÁCH 3: Sau 9 năm, kể từ năm thứ 10, lúc này tài khoản quỹ cũng đã nhiều. Rút tiền cũng không bị trừ phí vì vậy quỹ của hợp đồng bảo hiểm lức này hoàn toàn có thể thay thế quỹ dự phòng khẩn cấp bởi quỹ đủ lớn để trang trải 6 đến 12 tháng khi bạn nghỉ việc hay có nhu cầu tài chính cần rút.

Bí quyết: Bạn ốm phải nằm viện. Bệnh viện không có bảo lãng viện phí. Bạn cần tiền để trang trải viện phí, bạn hãy liên hệ nhà hành nghề để được hỗ trợ rút tiền từ quỹ. Sau khi xuất viện, hãng bảo hiểm thanh toán quyền lợi chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ viện phí. Sau khi cân đối xong, bạn còn lại bao nhiêu thì nạp lại vào tài khoản quỹ như một hình thức đầu tư thêm mà thôi.

8. Đầu tư hiệu quả trên chính hợp đồng bảo hiểm

Đầu tiên, tôi khẳng định là bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư không thể thay thế những hình thức đầu tư khác nhưng việc các bạn biết đúng và áp dụng có kỷ luật, kế hoạch bảo hiểm liên kết đầu tư của bạn sẽ hiệu quả hơn: đóng tiền ít hơn, ngắn hơn hay quyền lợi nhiều hay thời gian bảo hiểm kéo dài lâu hơn và tất nhiên quý bạn sẽ có lợi nhiều hơn, thậm chí nó sẽ rất tối ưu so với những người chỉ biết tiết kiệm qua ngân hàng mà chưa biết cách đầu tư kênh tài chính khác có hiệu quả hơn.

CÁCH 1:

Khi thị trường đi xuống, bạn có thể đầu tư thêm khi thị trường đạt ở đáy bằng cách mua thêm đơn vị quỹ và khi thị trường đi lên lại bạn sẽ tận hưởng được thành quả đầu tư của mình. Tháng 4/2020 khi bệnh dịch xuất hiện giá đơn vị quỹ xuống giá 12,4K / đơn vị. Bạn đầu tư thêm 100 triệu, bây giờ giá lên 26,5K, bạn đã lãi hơn 100%.

Lưu ý: Không ai có thể bắt được đấy và bán ở đỉnh cả, nhưng bạn có thể mau ở đầu gối và bán ơ vai. Điều này có nghĩa, bạn chỉ dám mua hay đầu tư thêm khi thị trường lên đến đầu gối, thì bạn mới xác nhận đáy được và khi thi trường qua đỉnh, bạn mới biết đó là đỉnh: Bạn ăn cá và ăn ở khúc thân cá là vậy.

Nếu bạn không có tiền đầu tư thêm, bạn có thể trading trên chính hợp đồng bảo hiểm của mình như sau:

CÁCH 2: 

Khi thị trường đi xuống, bạn chuyển sang quỹ bảo toàn: quỹ đầu tư vào trái phiếu, đợi thị trường xác nhận đi ngan hay tăng lại bạn là chuyển sang quỹ hỗn hợp hay quỹ cổ phiếu và nếu thị trường năm đó tăng trưởng 30% thôi thì với động tác chuyển quỹ bạn có cơ hội gia tăng thêm tài sản đầu tư. Ví dụ: Giá trị quỹ của bạn là 500 triệu, tăng 30%, bạn sẽ tăng thêm 150% tài sản quỹ. Nếu phí thường niên là 50tr, bạn được lợi 150 triệu, bạn rút ngắn được 3 năm phí chỉ bằng 1 động tác chuyển quỹ. 

Tóm lại: Quan trọng là bạn có chọn được nhà cố vấn đủ bản lĩnh để hỗ trợ bạn trong quá trình đầu tư và bạn có tin tưởng chia sẻ các mục tiêu/mong muốn để nhà cố vẫn hỗ trợ hay không. Chọn được nhà cố vấn bản lĩnh và giỏi nghề đầu tư, bạn sẽ được hướng dẫn đầu tư và theo dõi thị trường để có quyết định đúng lúc và kịp thời cho tài sản của mình.  

9. An nhàn hưu trí, sống đời hạnh phúc

Hợp đồng bảo hiểm đã tham gia trên 10 năm, cũng không khác mấy tài khoản ngân hàng: bạn có thể rút ra khi cần và nộp vào khi có.

Ví dụ: mỗi năm bạn đóng phí là 40 triệu, sau 20 năm bạn có trong tài khoản quỹ là hơn 1 tỷ. Bạn có thể rút cho mỗi người con tiền ăn học là 500 triệu nhưng rút gì thì rút nên để lại 1 năm phí và sang năm 21, bạn đóng tiếp 15 hay 20 năm nữa, toàn bộ quyền lợi trước đó vẫn được bảo toàn nhưng bạn lại tránh được tất cả các chi phí bị trừ rất nhiều trong các năm đầu tiên thay vì phải mua lại mới. Tất nhiên đóng thêm 15 năm nữa và bằng các kỹ thuật được chia sẻ bên trên, bạn lại tiếp tục đẩy các rủi ro về sức khoẻ để hãng bảo hiểm trả tiền và bạn lại có 1 quỹ cho hưu trí cho bản thân.

Tất nhiên, nếu con bạn sau khi ăn học thành tài nên đóng phí giúp cho bạn thì đó là điều vừa khôn ngoan, vừa tuyệt vời bởi 40 triệu đóng tiếp đó vẫn đảm bảo quyền lợi khi đau ốm, nằm viện, tai nạn hay bệnh hiểm nghèo, công ty bảo hiểm đều trả tiền. Bạn không phải lo lắng, bạn giữ được tài sản và tài sản đó sau này bạn dùng không hết thì còn bạn sẽ nhận. Và bạn cũng không phải sống đời phụ thuộc. Nếu 40 triệu đó, con bạn không đóng được, bạn. Cũng hiểu con bạn chưa thành công, bạn cần phải giúp con bạn thêm cho đến khi con bạn thành công. 

10. Bất lợi của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư

Thường ai cũng hay nói những điều tốt, điều đẹp: “Tốt khoe, xấu che”. Không! Sau đây là điểm yếu cản loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư:

1. Không đảm bảo kết quả đầu tư: Hiện nay tất cả các hình thức đầu tư, không riêng gì bảo hiểm liên kết đầu tư là không thể cam kết trong thời gian dài được. Ngân hàng cũng không thể cam kết lãi suất trong tầm nhìn 10 – 20 năm được. Nhưng hãy công tâm mà nhìn nhận: các sản phẩm hỗn hợp hay liên kết chung hiện nay có đảm bảo cũng chỉ 0,5 đến 1% kề từ năm thứ 10 chở đi. Nếu bạn có cái nhìn so sánh thì điều này không chênh lệch nhiều lắm bởi bảo hiểm liên kết đầu tư có những năm lợi nhuận tăng trưởng trên 50% và nếu bạn lo lắng hay áp dụng hình thức đổi quỹ khi cần thiết và tuỳ theo tình hình của thị trường để ra vào quỹ cho phù hợp. Nếu bạn làm được điều này, bạn vẫn có lợi nhuận tối thiểu là 5% / năm hay có nhất là 50% / năm và tất nhiên thành chấp nhận không có sự đảm bảo nhưng có những năm tăng rất mạnh và bạn chặn lại với quỹ bảo toàn là 5 - 6% / năm/ Làm được như vậy, bạn cũng có thể rút ngắn thời gian đóng phí hay kéo dài thời gian bảo hiểm. Càng kéo dài thời gian bảo hiểm, càng có lợi cho khách hàng. Như vậy dù là không đảm bảo kết quả đầu tư thì kết quả bạn nhận được vẫn hoàn toàn tốt hơn là loại bảo hiểm có “cam kết đảm bảo”.

2. Chọn sai nhà cố vấn: Bạn có thể chọn đúng sản phẩm nhưng nhà cố vấn kém trong nâng cấp bản thân, bạn sẽ không được cố vấn và tham mưu tốt và tất nhiên, đó cũng là một dạng rủi ro trong quá trình tham gia. Giải pháp gì? Bạn phải làm việc nghiêm túc bằng cách yêu cầu nhà cố vấn tư vấn và tham mưu đầy đủ cho bạn và phải trung thực tuyệt đối tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, hay đảm bảo hiểu rõ ràng các thông tin ghi trong hợp đồng.

Cùng kênh trolytaichinh.net tìm hiểu chi tiết về tính năng của dòng bảo hiểm liên kết đầu tư tại đây!

Có thể bạn quan tâm đến các bài viết cùng chủ đề: Quỹ mở là gìSách lược đầu tư hiệu quả với Quỹ mởBí quyết đầu tư qua Quỹ mở hiệu quả