Tháp tài chính

Đăng lúc 2021-10-15 15:10:26

Tháp Tài chính thể hiện các nhu cầu tài chính của mỗi người, thường bắt đầu từ nền tảng đầu tiên và từng bước hoàn thành các cấp độ cao hơn theo thời gian. Để có cuộc sống bền vững về tài chính thì không thể không tìm hiểu và áp dụng theo các nguyên tắc của Tháp Tài chính!

1. Hoạch định tài chính:

Mỗi người thì sẽ có hoàn cảnh và mục tiêu ưu tiên khác nhau, để hoạch định được tài chính cần xác định được nội dung các câu hỏi:

- Chúng ta mong muốn có một cuộc sống như thế nào? 5 năm nữa hay 10 năm nữa, chúng ta sẽ là ai? Chúng ta sở hữu những gì và chất lượng cuộc sống chúng ta mong muốn như thế nào ? Từ đó suy ra mục tiêu tài chính của chúng ta là gì ? 

- Sức khỏe tài chính hiện nay của chúng ta như thế nào? Tổng tài sản của chúng ta là bao nhiêu, có thanh khoản không, có dự phòng không, chất lượng tài sản trong đó bao nhiêu % là tiêu sản? (Việc này giúp chúng ta nhìn nhận ra hiện trạng tài chính và khoảng cách so với mục tiêu bao xa?). Ở đây chúng ta cần sử dụng chỉ số FQ4 - Chỉ số thông minh tài chính.

2. Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và kiểm soát rủi ro tài chính

Cuộc sống luôn tồn tại những vấn đề ngoài dự định mà người ta gọi là rủi ro. Rủi ro đến từ nhiều yêu tố như rủi ro mất/giảm thu nhập, rủi do mất kiểm soát chi tiêu, rủi ro không hong đợi (tai nạn, bệnh tật… ). Để đạt được Mục tiêu tài chính thì Kế hoạch tài chính phải tính đến các trường hợp rủi ro, đặc biệt là rủi ro không mong đợi. Phần này chúng ta sẽ dùng chỉ số FQ7 của thông minh tài chính

3. Thực hiện các mục tiêu ưu tiên: mua nhà, giáo dục, hưu trí…

Đa phần các hoạt động quản lý tài chính: kiếm tiền, tiêu tiền, giữ tiền của chúng ta diễn ra ở đây. Chúng ta phải vận dụng của FQ1, FQ2, FQ3 để hiện thực hóa từng phần mà chúng ta đề ra ở phần hoạch định tài chính. (Phần 1 chúng ta đã trả lời câu hỏi: Ta đang ở đâu? Ta muốn đi đến đâu? thì ở 3 phần sau, đặc biệt là phần 3 này, chúng ta trả lời câu hỏi: Đi đến đó bằng phương tiện gì, tốc độ ra sao?)

4. Đầu tư gia tăng tài sản

Tài sản phân bổ vào phần này của tháp gọi là Tài sản đầu tư rồi. Mục đích đầu tư trong quản lý tài chính là đầu tư để gia tăng tài sản, không phải là đầu tư ngắn hạn kiếm một vài chục triệu hoặc một vài trăm triệu, hay còn có các tên gọi là đầu cơ hoặc đầu tư lướt sóng. Khi không có cho mình mục đích đúng và phương pháp đúng thì đó không gọi là đầu tư các bạn! Hệ quả của việc đó là gì chắc ai cũng có thể nhận biết được.

Để có thể làm tốt phần này, chúng ta cần đến chỉ số thông minh tài chính FQ5 và FQ6. Đầu tư không phải là rủi ro, mà rủi ro là khi chúng ta không hiểu rõ việc mình đang làm. Nếu muốn bay cao, bay xa với phần 4 là đầu tư thì chúng ta phải làm chắc, làm tốt các phần 1, 2, 3 nói trên, ngoài ra còn phải có tư duy đầu tư nữa. Làm thế nào để có tư duy đầu tư?

- Đọc và học thật nhiều, sách là nơi ghi lại kiến thức và bài học cả cuộc đời hoặc nửa cuộc đời của một nhà đầu tư (thường là thành công và nổi tiếng); học các khóa học thì chúng ta nên chọn lọc sao cho chất lượng, có không ít những khóa học lởm khởm sẽ dẫn chúng ta đi sai đường;

- Thực hành từng chút một, kể cả có sẵn thanh khoản thì cũng nên giải ngân từ từ (với giả thiết là đầu tư chứng khoán, vì cách này khó làm đối với bất động sản)

- Rút ra , ghi nhớ, khắc sâu bài học, một trong những cách ghi nhớ bài học là chia sẻ thất bại trong đầu tư của mình với mọi người.

Vì vậy hãy tích cực học tập và tìm một người "thầy" người "bạn" để cùng đồng hành trong việc quản lý tài chính cá nhân bạn nhé!