7 tiêu chí đo lường trí thông minh tài chính

Đăng lúc 2021-10-15 15:10:00

FQ - Financial Intelligent Quotient – là chỉ số thông minh tài chính, thể hiện ở khá năng đưa ra quyết định, hành động đúng đắn và hợp lý trong việc xử lý tài chính cá nhân. FQ có liên hệ mật thiết đến khả năng tài chính của một người trong tương lai!

  Ai cũng có chỉ số thông minh tài chính, ai cũng làm  việc để có tiền, tiết kiệm và đầu tư, nhưng không phải ai cũng có chỉ số thông minh như nhau, thậm chí khác biệt. Dưới đây là 7 tiêu chí đo lường trí thông minh tài chính.

   - Khả năng kiếm tiền (FQ1): Phần lớn con người đều có khả năng để kiếm ra tiền, nhưng chỉ có 1% dân số chiếm tới 99% tài sản trên thế giới. Bạn càng kiếm ra được nhiều tiền, chỉ số FQ1 của bạn càng cao. Nói cách khác, một người kiếm được 500 triệu đồng/năm sẽ quá FQ1 cao hơn người kiếm được 300 triệu đồng/năm. Đối với những người có chỉ số FQ1 cao, tiền bạc nằm trong đầu họ trước khi chúng nằm trong tay họ. Bộ não của họ đã được đào tạo và rèn luyện để nhìn thấy được bức tranh tổng thể về sự bận động của đồng iền trong nền kinh tế và biết cách tạo ra tiền bằng chính sự hiểu biết này.

- Khả năng tiết kiệm (FQ2): 90% triệu phú trên thế giới giàu lên từ việc dành ra ít nhất 20% lợi nhuận thu được vào các khoản tiết kiệm trước khi dành số tiền còn lại để chi tiêu. Và họ đã thực hiện việc đơn giản này từ khi còn rất trẻ, đây chính là nền tảng cơ bản nhất của các triệu phú, tỷ phú trên thế giới. Ngược lại, người nghèo luôn tiết kiệm sau khi đã chi tiêu phần lớn tiền có được từ thu nhập của mình. Một người thu nhập 500 triệu đồng/năm, nhưng hàng tháng không tiết kiệm được đồng nào có chỉ số thông minh tài chính FQ2 thấp hơn người thu nhập 300 triệu đồng/năm nhưng mỗi tháng tiết kiệm được 30% thu nhập của anh ta.

- Khả năng quản lý chi tiêu (FQ3): 67% những người giàu có đều có thói quen chi tiêu một cách thông minh và có tư duy tài chính bền vững. Họ biết thứ gì là CẦN và thứ gì là MUỐN. Họ cũng biết rõ dòng tiền của họ đã đi đến đâu và sử dụng cho mục đích gì? Họ hiểu được gánh nặng của nợ và bản chất của lãi phát sinh khi mua trẻ góp hay những thói quen xài thẻ tín dụng. Họ được đánh giá là những người có trí thông minh FQ3 cao. Ngược lại, những người có trí thông minh tài chính FQ3 thấp thường rơi vào trình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập, dẫn đến nợ nần chồng chất. Họ tiêu xài hoang phí vào những thứ không bao giờ dung đến hoặc không biết tiền đã đi đâu về đâu vào những ngày cuối tháng?

- Khả năng lập mục tiêu và kế hoạch tài chính (FQ4): Mục tiêu tài chính chính là “chiếc la bàn” giúp những người có trí thông minh tài chính FQ4 có được phương hướng rõ rang giữa “biển khơi” mênh mông các sự kiện tác động trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, kế hoạch tài chính là “bản thiết kế chi tiết” cho những mục tiêu tài chính đó. Họ luôn có một mục tiêu tài chính để theo đuổi và một kế hoạch hành động chi tiết được quản lý rõ ràng. Ở chiều ngược lại, thì những người có trí thông minh tài chính FQ4 thấp thường để cho “dòng đời xô đẩy”, việc thiết lập mục tiêu và kế hoạch tài chính thường lạ lẫm với họ, hoặc hiếm khi họ làm điều này.

- Khả năng đầu tư (FQ5): Đầu tư là “đội ngũ thi công” cho “bản thiết kế chi tiết” mục tiêu tài chính. Những người có trí thông minh tài chính FQ5 biết cách tận dụng được tối đa sức mạnh phi thường của sự tích lũy – sức mạnh cấp số nhân của tăng trưởng theo thời gian trong việc tạo ra “cỗ máy in tiền” của mình. Hai người cùng tiết kiệm được 500 triệu đồng/năm, nhưng một người thì sử dụng số tiền đó để gửi tiết kiệm ngân hàng và hưởng lãi suất 6%/năm sẽ có chỉ số FQ5 thấp hơn một người biết sử dụng số tiền 500 triệu đồng đó để đầu tư và tạo ra lãi suất 20%/năm liên tục trong nhiều năm.

- Khả năng xử lý các dữ liệu tài chính (FQ6): Đây được gọi là sự hiểu biết tài chính. Khả năng xử lý các dữ liệu tài chính bao gồm việc đọc hiểu các báo cáo tài chính, tốc độ thu thập và xử lý các dữ liệu tài chính… Những người thực sự sở hữu trí thông minh tài chính FQ6 cao là những người luôn nắm rõ các kiến thức cơ bản và nền tảng nhất, họ luôn trau dồi các kiến thức, phương pháp về báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối thu chi…

- Khả năng quản trị rủi ro và bảo vệ tiền (FQ7): Để đạt được 6 trí thông minh tài chính ở trên là điều rất tuyệt vời, những chặng đường vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong một nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, nếu không may có rủi ro xảy ra mà tiền và tài sản của bạn không có phương pháp được quản trị và bảo vệ, mọi nỗ lực của 6 FQ trên đều không vững vàng nếu thiếu FQ7. Người có trí thông minh tài chính FQ7 cao biết cách giữ cho tổng tài sản của mình an toàn trong những tình huống khác nhau, bao gồm: tối ưu về thuế, tránh những vụ kiện cáo ảnh hưởng tới tài sản của mình, bảo tồn và tiếp tục duy trì sự gia tăng của tài sản qua nhiều thế hệ… (Theo tạp chí Tài chính gia đình).