Sách lược đầu tư hiệu quả với Quỹ mở

Đăng lúc 2021-11-17 14:11:55

Đầu tư qua Quỹ mở mang lại rất nhiều lợi thế cho những Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, nhưng đem lại kỳ vọng sinh lời cao hơn nhiều so với ngân hàng. Vậy bí quyết để Đầu tư qua Quỹ mở là gì để có hiệu quả? Hãy tìm hiểu cùng Trợ Lý Tài Chính qua bài viết dưới đây nhé!

Giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các đôi vợ chồng mới cưới đều chưa nắm rõ về hình thức đầu tư quỹ, đặc biệt là không hiểu về thời cơ đầu tư tốt nhất cũng như tỷ suất hoàn vốn của chứng chỉ quỹ. Trên thực tế, ngoài hai yếu tố này ra, khi mua chứng chỉ quỹ còn có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc khác nữa:

Thứ nhất, trước hết phải xác định vốn đầu tư vào thị trường quỹ là khoản tiền dư thừa sẽ không dùng vào mục đích gì đặc biệt trong vòng 3~5 năm. Chúng tôi có một khách hàng từng bỏ ra 1.120.000 tỷ mua chứng chỉ quỹ vào năm 2007, mà khoản tiền đó dự kiến 2 năm sau sẽ dùng để mua nhà cho con trai cưới vợ. Tôi khuyên ông gửi 1.120.000 tỷ đó vào ngân hàng để tiện cho 2 năm sau có thể rút ra sử dụng, nhưng ông cứ khăng khăng làm theo ý mình, đem toàn bộ số tiền đầu tư vào thị trường quỹ. Kết quả là đến năm 2009, số tiền ông thu lại chỉ còn không tới 800.000 triệu. Nếu như có thời gian 5 năm, ông hoàn toàn có thể chờ cho kinh tế phục hồi trở lại để thu được một khoản lớn lợi nhuận. Vì vậy, khi tham gia đầu tư quỹ, tốt nhất nên sử dụng khoản tiền nhàn rỗi sẽ không có khả năng dùng đến trong một thời gian dài.

Bài viết cùng chủ đề liên quan: Quỹ mở là gì và cách thức hoạt động ra sao?

                                                  Bí quyết lựa chọn Quỹ mở đầu tư hiệu quả!

Thứ hai, căn cứ vào các hạng mục chi khác nhau tiến hành phân loại đầu tư quỹ. Vợ chồng mới cưới sau khi liệt kê ra danh mục sẽ phát hiện ra một điều, trong vòng 5~10 năm sau khi cưới, việc lớn quan trọng nhất chính là mua nhà và mua xe. Khi đầu tư quỹ, hãy thử phân loại đầu tư theo các hạng mục chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như “5.000.000 triệu mỗi tháng coi như vốn mua xe sau 5 năm”, “mỗi tháng 5.000.000 triệu coi như sổ tiết kiệm để 6 năm sau trả nợ vay mua nhà”.

Thứ ba, trước khi đầu tư phải học các kiến thức liên quan đến chứng chỉ quỹ một cách có hệ thống. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm với các hạng mục đầu tư, nhưng trước khi đầu tư lại chỉ nghe tư vấn qua các bên mua bán quỹ, câu trả lời nhận được thường chỉ xoay quanh tỷ suất hoàn vốn hay các chứng chỉ quỹ đang nóng gần đây, thông tin hết sức hạn chế. Còn trên các trang mạng hay sách báo liên quan, người mới nhập môn có thể đọc được rất nhiều tài liệu phân tích nghiên cứu, so sánh các loại chứng chỉ quỹ, còn có cả xếp hạng chứng chỉ quỹ do giới chuyên môn giới thiệu.

Thứ tư, không nên chùn bước nếu giữa chừng gặp chút tổn thất, phải có sự chuẩn bị tâm lý đầu tư lâu dài. Rất nhiều nhà đầu tư quỹ năm 2007 đã rút lại khoản đầu tư vào thời điểm cổ phiếu sụt giảm năm 2008~2009, bởi họ lo sợ chứng chỉ quỹ mình đầu tư sẽ liên tục chịu tổn thất cùng với sự mất giá của cổ phiếu. Ít ai biết rằng, lúc đó mới là thời điểm tốt nhất để tiến hành đầu tư quỹ. Giả sử khi đó không từ bỏ đầu tư mà tiếp tục gửi vốn vào, nhà đầu tư đã có thể thu được 1.900 điểm tăng trưởng doanh thu trên 20%. Tháng 11 năm 2007, có người bỏ dở việc đầu tư khi chỉ số ở mức 1.400 điểm, tổn thất vốn của anh ta là -0,6%; ngược lại, nếu khi đó anh tiếp tục đầu tư quỹ, thì đến năm 2010, tỷ suất hoàn vốn của anh ta sẽ tăng lên đến 13,9%.

Cuối cùng, phải phân tích mặt lợi và hại của hình thức đầu tư gửi lẻ rút chẵn và đầu tư khoản lớn. Do các gia đình mới cưới sau khi sinh con sẽ có rất nhiều thay đổi trong các hạng mục chi tiêu, nên cần phải có sự phân bổ hợp lý khoản tiền dư thừa mỗi tháng, tối kỵ việc đầu tư tùy tiện thiếu kế hoạch. Nếu khoản tiền dư thừa không đủ, khuyên áp dụng phương thức đầu tư gửi lẻ rút chẵn, tiến hành đầu tư chủ yếu vào chứng chỉ quỹ trong nước; nếu trong tay có số tiền mặt lớn, có thể áp dụng hình thức đầu tư khoản lớn ổn định mà lâu dài.

       Đầu tư gửi lẻ rút chẵn

 Đầu tư khoản lớn

  Loại hình vốn: vốn dư thừa hàng tháng.

  Mục tiêu: đầu tư để tích lũy tiền vốn trong thời gian nhất định.

   Sách lược: theo đuổi lợi nhuận cao thông qua gửi ngắn hạn.

   

Đối tượng đầu tư: có khả năng thu lời cao, khả năng tích lũy liên tục, thu lợi nhuận chủ yếu từ chứng chỉ quỹ dạng cổ phiếu trong nước.

      Loại hình vốn: khoản tiền lớn (như khoản tiết kiệm đáo hạn). 

   Mục tiêu: hạn chế tối đa rủi ro đầu tư để thu lợi nhuận.

   Sách lược: tỷ suất hoàn vốn đạt mục tiêu thích hợp, bảo toàn giá trị TS, phân bổ tài sản mang tính chiến lược.

 Đối tượng đầu tư: tích lũy định kỳ, trái phiếu, ELS, phân tán trên phạm vi rộng cổ phiếu trong và ngoài nước…

Tìm hiểu các sản phẩm Ủy thác đầu tư hiệu quả, an toàn và không tốn thời gian nghiên cứu tại đây!